ĐẶC ĐIỂM SÂU ĂN BÔNG SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Sau ăn bông sầu riêng và cách phòng trừ

Đường đi đến thành công luôn luôn lúc nào cũng phải trải qua gian nan, thử thách. Cũng giống như con đường trồng sầu riêng, bà con luôn phải đối mặt với các loại sâu bệnh hại. Sâu ăn bông sầu riêng là trường hợp phổ biến thường gặp ở các vườn. 

Sâu ăn bông sầu riêng tấn công vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa. Hậu quả làm cho bông bị hư hỏng nặng và rụng bông. Để loại trừ loài sâu ăn bông, nhà vườn cần hiểu rõ các dấu hiệu để quản lý và ngăn chặn kịp. Mời quý nhà vườn cùng DEGO AGROCHEM tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm nhận dạng sâu ăn bông

1.1 Sâu ăn bông là gì? 

Sâu ăn bông có tên khoa học là Thalassodes falsaria, thuộc họ Limantridae và bộ Lepidoptera. Đây là một loại sâu hại thường xuất hiện ở các vườn sầu riêng, phá hại mùa màng của bà con. Sâu tấn công khi cây sầu vừa mới ra bông, đỉnh điểm là vào đầu mùa hoặc hoặc trong giai đoạn mưa nhiều.  

Sâu ăn bông sầu riêng tấn công khi cây sầu vừa mới ra bông
Sâu ăn bông sầu riêng tấn công khi cây sầu vừa mới ra bông

1.2 Đặc điểm hình thái của loài sâu ăn bông: 

Sâu ăn bông là loài bướm đêm thuộc bộ Lepidoptera nên chúng trải qua 4 giai đoạn biến hoá hoàn toàn, vòng đời kéo dài từ 3 – 4 tuần từ lúc đẻ trứng đến lúc chết đi.

  • Giai đoạn Trứng: Trứng của sâu ăn bông rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, có hình cầu hơi bầu dục, ban đầu màu trắng sau chuyển dần sang màu trắng ngà. 
  • Giai đoạn Ấu trùng: Ấu trùng có cơ thể phủ nhiều lông màu nâu nhạt, có một sọc đỏ ở giữa lưng, hai sọc vàng hai bên và đầu màu đỏ. Chiều dài của sâu ăn bông khoảng 10mm. 
  • Giai đoạn Nhộng: Nhộng được hoá từ ấu trùng sẽ làm tổ trên cây, tại giữa các chùm bông. 
  • Giai đoạn Thành trùng: Thành trùng là một loài bướm có lớp màu vàng nhạt. Bìa cánh trước có màu vàng đậm hơn, với sởi cánh khoảng 28 – 30 mm. 

Sâu ăn bông gây hại cho hoa sầu riêng bằng cách ăn phần cuống của bông, tiêu thụ cánh hoa, nhuỵ đực và nhuỵ cái gây thối hoa và dẫn đến rụng bông. Do số lượng sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50 – 60 trứng) nên gây thiệt hại đến năng suất và chất lượng của cây sầu. 

Xem thêm: CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY XANH HẠI SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ

2. Dấu hiệu nhận biết của sâu ăn bông sầu riêng 

  • Bông bị tấn công thường có nhiều lỗ đục, phần cuống hoa. Vị trí sâu tấn công có những đám phân đen đùn ra ngoài. 
  • Sau khi tấn công và gây hại, sầu sẽ bò từ hoa lên cành hoặc thân cây. Đồng thời, tạo kén bông kết dính lại. 
  • Vào mùa hoa nở, sâu ăn bông thường xuất hiện trên những chùm hoa to, dày đặc. Chúng thường cắn phá ở vị trí giữa chùm hoa, vì thế nhà vườn rất khó nhận biết. Chỉ khi chúng ăn ra phía rìa ngoài chùm hoa thì mới phát hiện.

3. Tác hại của sâu ăn bông sầu riêng 

Sâu ăn bông sầu riêng gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng đến vụ mùa của bà con. Đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa và kết quả. Dưới đây là một số tác hại chính của sâu ăn bông: 

  • Khi sâu tấn công với mật độ cao, có thể làm cây mất hoa, tỷ lệ đậu trái thấp. Từ đó, sản lượng và năng suất cây sầu giảm mạnh. 
  • Những vết thương do sâu gây ra có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập. 
  • Sâu ăn bông thường tấn công trên những chùm hoa to và gây tổn thương cho hoa bằng cách ăn phần cuống của bông, tiêu thụ cánh hoa, nhuỵ đực và nhuỵ cái. 
Hậu quả của sâu ăn bông sầu riêng làm cho bông bị hư hỏng nặng và rụng bông
Hậu quả của sâu ăn bông sầu riêng làm cho bông bị hư hỏng nặng và rụng bông

4. Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng 

Để phòng trừ sâu ăn bông hiệu quả, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau: 

4.1 Biện pháp canh tác: 

  • Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là vào giai đoạn sầu riêng bắt đầu ra hoa. Để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. 
  • Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, giúp thân nhận đủ ánh sáng và giảm bóng râm. 
  • Chăm sóc cây đúng cách để cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. 
  • Thu gom những chùm hoa bị nhiễm sâu đem tiêu huỷ, để tránh sâu phát triển sang các chùm khác. 

4.2 Biện pháp hoá học 

  • Sử dụng các loại thuốc sâu có hoạt chất sau để phòng trừ sâu hại như: Abamectin, emamectin benzoate, matrine, fipronil,…

4.3 Biện pháp hóa học: 

  • Trồng cây xen canh để tạo môi trường sinh thái đa dạng cho các loài thiên địch có lợi phát triển trong vườn. 

Xem thêm: CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH – KHỞI ĐẦU VỤ MÙA

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Qua bài viết trên, DEGO AGROCHEM hy vọng sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và tác hại của sâu ăn bông sầu riêng. Để diệt trừ loài sâu ăn bông này, bà con có thể thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa phía trên. Bà con nhớ là luôn tuân thủ các hướng dẫn an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu và ưu tiên các biện pháp không hóa học để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cả người và cây trồng.

Bà con có thể tham khảo thêm các loài sâu bệnh và kỹ thuật canh tác tại Bách hoa nhà nông. Hoặc cần tư vấn và hỗ trợ bà con có thể liên hệ thông tin dưới đây của DEGO AGROCHEM.

——————————————————————————————————————–

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *