CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY XANH HẠI SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ

Cách phòng trừ rầy xanh hiệu quả

Rầy xanh hại sầu riêng là một loại sâu chích hút nhựa nguy hiểm. Rầy xanh chi chích lá non và đọt non làm cây kém phát triển. Ngoài ra, rầy xanh còn là nguyên nhân khiến sầu dễ bị nấm khuẩn tấn công. Hậu quả, làm cây sầu không đạt năng suất gây tổn thất và thiệt hại kinh tế của nhà vườn.

Để cây sầu đạt năng suất và chất lượng, nhà vườn cần hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa rầy xanh gây hại. Mời quý nhà vườn cùng DEGO AGROCHEM tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về rầy xanh hại cây sầu riêng

Rầy xanh chi chích lá non và đọt non làm cây kém phát triển.
Rầy xanh chi chích lá non và đọt non làm cây kém phát triển.

1. Rầy xanh là gì?

Rầy xanh hay còn được gọi là rầy phấn trắng hay rầy nhảy. Rầy xanh có tên khoa học là Allocaridara malayens (Chadila Unhawuti) thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera. Đây là một trong những loài sâu chích hút nguy hiểm nhất, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Rầy xanh thường xuất hiện phổ biến ở các nước Châu Á như Việt Nam và Thái Lan.

2. Đặc điểm hình thái của rầy xanh gây hại

Rầy xanh là một loại côn trùng biến hoá không hoàn toàn. Trải qua 3 giai đoạn phát triển, vòng đời kéo dài từ 45 – 50 ngày. Trong đó:

  • Trứng (từ 4 – 8 ngày): Trứng nhỏ hình cong và đẻ dưới mô biểu bì của thân cây, cuống lá và gân lá. Rầy xanh thường đẻ từ 12 đến 14 trứng, trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt. Vòng đời của trứng chỉ từ 4 đến 8 ngày.
  • Rầy non (từ 10 – 15 ngày): Sau khi nở ấu trùng có màu xanh nhạt hoặc trắng trong suốt dài 0,5-2 mm, có hình như con ếch. Thời điểm này, nhà vườn có thể dễ dàng nhận biết chúng, bởi nó có màu sắc khác biệt với lá cây. Rầy xanh di chuyển cánh bò ngang như cua, vào ban ngày núp dưới mặt lá, nhưng ban đêm di chuyển lên trên mặt lá khi bị xác định chúng di chuyển rất nhanh. Rầy càng lớn dần chuyển sang màu xanh rõ hơn tương tự như màu lá cây.
  • Trưởng thành (từ 30 – 40 ngày): Tiếp tục đến giai đoạn trưởng thành, con trưởng thành sẽ lớn hơn ấu trùng, kích thước dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh vẫn sẽ được giữ nguyên, có cánh trong, có đặc tính bay và nhảy.

Tác hại của rầy xanh hại sầu riêng 

Dưới đây là một số tác hại chính mà rầy xanh đối với cây sầu riêng:

  • Chích hút nhựa cây: Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút nhựa từ các đọt non, làm cho lá cây biến dạng, xoắn lại, teo nhỏ và có thể gây rụng lá hàng loạt.
  • Gây bệnh cho cây: Vết thương do rầy xanh chích hút tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cho cây trồng.
  • Giảm năng suất và chất lượng quả: Cây sầu riêng bị rầy xanh hại có thể giảm năng suất và chất lượng của trái, khiến trái không phát triển đầy đủ, không đủ ngọt hoặc có vị đắng.
  • Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: Rầy xanh tiết ra chất thải trong quá trình sinh tồn, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen lá và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút nhựa từ các đọt non, làm cho lá cây biến dạng, xoắn lại, teo nhỏ và có thể gây rụng lá hàng loạt.
Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút nhựa từ các đọt non, làm cho lá cây biến dạng, xoắn lại, teo nhỏ và có thể gây rụng lá hàng loạt.

Biện pháp phòng, trừ rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng

1. Biện pháp phòng ngừa rầy xanh trên cây sầu riêng:

  • Thường xuyên đi kiểm tra thăm vườn: Phát hiện sớm và xử lý kịp thời rầy xanh.
  • Sử dụng bẫy vàng hoặc bẫy đèn có thể nhử và thu hút rầy trưởng thành. Từ đó giúp kiểm soát mật độ xuất hiện của rầy trong vườn.
  • Tưới nước từ đầu ngọn xuống giúp cuốn trôi cả ấu trùng và rầy trưởng thành.
  • Kết hợp thuốc BVTV và phân bón cân đối và hợp lý để đọt non ra đồng loạt, dễ dàng xử lý và tránh trường hợp ra lẻ tẻ khiến rầy xanh tấn công nhiều lần.
  • Sử dụng lưới côn trùng để ngăn chặn rầy xanh tiếp cận và gây hại cho cây.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch của rầy xanh phát triển như côn trùng săn mồi (nhện, bọ,…) và ký sinh trùng (ong,…).

2. Cách xử lý khi cây sầu bị rầy xanh tấn công 

Khi phát hiện rầy xanh đã tấn công vào vườn sầu, nhà vườn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy xanh như: Abamectin, Emamectin Benzoate, Buprofezin,…

Để phòng trừ rầy xanh hiệu quả, nhà vườn cần tuân theo theo nguyên tắc “4 đúng” sau:

  • Đúng thời điểm: Khi cây vừa nhú mũi giáo, cần phun ít nhất 5 ngày liên tục. Nếu thấy rệp vẫn còn hãy tiếp tục phun và nên luân phiên các gốc thuốc khác nhau để tránh rầy kháng thuốc. Thời điểm thích hợp để phun thuốc diệt rầy là vào buổi chiều.
  • Đúng loại thuốc: Cần chọn loại thuốc phù hợp với loại rầy xanh và giai đoạn phát triển của cây.
  • Đúng liều lượng và nồng độ: Tuân thủ liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
  • Đúng cách: Phun thuốc đều các bộ phận của cây từ dưới lá và phun lên đọt cây.

Xem thêm: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG BÀ CON CẦN NẮM RÕ

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Rầy xanh là một trong những loại sâu hại gây nguy hiểm nhất cho cây sầu riêng. Rầy xanh gây hại bằng cách chi chích hút nhựa từ các đọt non, làm cho lá biến dạng. Hậu quả, có thể làm cây rụng lá và kém phát triển giảm năng suất và chất lượng của sầu.

DEGO AGROCHEM hy vọng bài viết trên sẽ giúp nhà vườn hiểu rõ hơn về rầy xanh gây hại cho cây sầu riêng cũng như cách phòng trị hiệu quả. Nhà vườn cần lưu ý, việc phòng trừ rầy xanh cần được thực hiện một cách bài bản và liên tục để bảo vệ cây sầu riêng khỏi những tổn thất do rầy xanh gây ra. Nhà vườn cần tư vấn hoặc hỗ trợ có thể liên hệ theo thông tin dưới đây của DEGO AGROCHEM!

——————————————————————————————————————–

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *