Nấm trái sầu riêng là một bệnh hại quan trọng cho cây sầu riêng, gây ra thối rễ và thối trái. Thời tiết ẩm thấp và sương mù là một trong những điều kiện thuận lại cho bệnh phát triển mạnh. Bệnh này có thể gây hại đến năng suất và chất lượng quả, cũng như giảm giá trị thương phẩm.
Vậy bệnh nấm trái sầu riêng là gì? Bệnh này có thể mang lại những tác hại như thế nào? Bà con hãy cùng DEGO Agrochem tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
1. Bệnh nấm trái sầu riêng là gì?
Bệnh nấm trái sầu riêng, còn được biết đến với tên gọi bệnh thối trái. Đây là một trong những bệnh hại phổ biến ảnh hưởng đến cây sầu riêng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do loại nấm Phytophthora palmivora. Nấm này có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ môi trường thấp.
2. Điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm trái sầu riêng phát triển
Ngoài nấm Phytophthora palmivora, còn có một số nguyên nhân khác cũng gây hại cho cây sầu riêng, bao gồm:
- Nấm Phytophthora citricola: Ngoài Phytophthora palmivora, nấm Phytophthora citricola cũng gây hại cho cây sầu riêng. Nấm này tồn tại trong đất và ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cây.
- Điều kiện thời tiết: Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù. Do độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan.
- Thoát nước kém: Khi vườn sầu riêng có hệ thống thoát nước không tốt, nước đọng lại sẽ làm tăng độ ẩm trong vườn. Đây là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển.
- Vườn cây không thông thoáng: Vườn sầu riêng ẩm thấp, rậm rạp và không được cắt tỉa thường xuyên sẽ làm tăng khả năng phát sinh và lây lan của nấm bệnh trên diện rộng.
- Bào tử nấm lây lan nhanh: Trong điều kiện ẩm thấp, các bào tử nấm có thể lây lan nhanh chóng. Đặc biệt là trong các vườn sầu riêng thu hoạch vào mùa mưa.
Xem thêm: BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NẤM TRÁI SẦU RIÊNG
3. Tác hại của bệnh nấm trái sầu riêng
Bệnh nấm trái sầu riêng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với cây sầu riêng và sản lượng trái. Dưới đây là một số tác hại chính của bệnh này:
3.1 Gây thiệt hại cho cây sầu riêng:
Bệnh nấm có thể tấn công vào nhiều bộ phận của cây bao gồm lá, thân và trái. Điều này làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây bị nhiễm bệnh sẽ yếu đi và không thể hấp thụ đủ nước và dinh dưỡng, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe tổng thể. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ có thể gây chết cả cây.
3.2 Giảm sản lượng trái:
Nấm gây ra sự thối trái và làm mất giá trị thương mại của trái sầu riêng. Trái bị nhiễm nấm trở nên không ăn được và phải bị loại bỏ. Điều này, làm giảm doanh thu và lợi nhuận cho người trồng sầu riêng.
3.3 Thiệt hại kinh tế của nhà vườn
Khi cây bị bệnh, người trồng sầu sẽ phải tốn thêm chi phí điều trị và công chăm sóc. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính cho người dân. Đồng thời, khi cây nhiễm bệnh sản lượng và chất lượng trái cũng sẽ giảm nên thu nhập từ việc bán sầu riêng cũng giảm theo, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người trồng.
Xem thêm: THỐI RỄ SẦU RIÊNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
4. Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bệnh nấm trái sầu riêng gây ra?
Để giảm thiểu nguy cơ bệnh nấm trái sầu riêng, bà con có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa và xử lý sau đây:
4.1 Biện pháp phòng ngừa
- Đảm bảo vườn sầu riêng được thoát nước tốt, nhất là vào mùa mưa.
- Lựa chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, có sức đề kháng cao với bệnh nấm.
- Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn thông thoáng, giúp giảm áp lực bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá rụng và cành bệnh để loại bỏ nguồn lây nhiễm.
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm.
4.2 Biện pháp xử lý
Khi bệnh nấm đã xuất hiện trên trái sầu riêng, cần có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thiểu thiệt hại và ngăn ngừa sự lây lan. Dưới đây là một số biện pháp xử lý bà con có thể tham khảo:
- Thu gom và tiêu hủy quả và cây bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ nấm, như phun thuốc sát khuẩn và diệt nấm.
- Phun thuốc ướt đẫm thân, cành, lá, quả và lặp lại sau 3 ngày.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nấm trái sầu riêng là một loại bệnh hại nguy hiểm gây hại toàn bộ phận trên cây sầu riêng. Bệnh này có thể làm chết cả cây, nên bà con cần lưu ý áp dụng những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để ngăn chặn bệnh nấm phát triển và lây lan các bộ phận khác của cây. Bệnh này có tác hại tiêu cực đến năng suất và chất lượng nông sản. Đồng thời, cũng gây ra thiệt hại kinh tế cho người trồng sầu riêng.
Qua bài viết trên, DEGO Agrochem hy vọng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về nấm trái sầu riêng. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm các kiến thức cây trồng tại Bách khoa nhà nông. Hoặc nếu bà con cần hỗ trợ có thể liên hệ theo thông tin dưới đây của DEGO Agrochem.
————————————————– ————————————————– —————-
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED
- Đường dây nóng: 0866.26.06.06 – 0767.79.77.79
- Website: dego-agrochem.com.vn
- Email: agrochem.dego@gmail.com
- Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh