Sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, không chỉ nổi tiếng vì hương vị đặc biệt mà còn vì giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà nhà vườn phải đối mặt là hiện tượng đốm mắt cua sầu riêng.
Đốm mắt cua sầu riêng là những vết đốm màu nâu hoặc đen hình thành trên vỏ sầu riêng. Bệnh này không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của quả, nhưng sẽ ảnh hưởng đến hình thức và giá trị thương mại.
Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng đốm mắt cua sầu riêng là gì? Bệnh này có tác hại như thế nào? Mời Quý bà con cùng DEGO Agrochem tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Đốm mắt cua sầu riêng là gì?
Đốm mắt cua sầu riêng còn được gọi là bệnh rỉ sét. Đây là một loại bệnh ảnh hưởng đến ngoại hình của quả sầu khi chín. Trên vỏ sầu thường xuất hiện các vết đốm màu nâu hoặc đen. Những vết đốm này thường có hình dạng không đều và kích thước khác nhau. Điều này, tạo ra vẻ ngoài không đẹp mắt cho quả sầu riêng. Dù không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của quả, đốm mắt cua lại làm giảm giá trị thương mại, khiến nhiều nhà vườn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
2. Nguyên nhân gây ra đốm mắt cua sầu riêng
Nguyên nhân chính gây ra đốm mắt cua sầu riêng là do vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv. Vi khuẩn này phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, thường diễn ra từ 20 đến 30 độ C. Đặc biệt, môi trường như khu vườn hay trang trại có mật độ cây cao, rậm rạp, thiếu ánh sáng và không đảm bảo sự thoáng đãng, cộng với sự thiếu chăm sóc thường xuyên của con người, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Xem thêm: BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NẤM TRÁI SẦU RIÊNG
3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh đốm mắt cua sầu riêng
Để nhận biết bệnh đốm mắt cua, nhà vườn cần chú ý một số dấu hiệu sau:
- Trên lá: Hai mặt lá cây xuất hiện đốm vàng, ban đầu chúng có thể rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời thì chúng sẽ lan rộng ra thành các đốm to hơn và có màu nâu nhạt. Hậu quả có thể làm cho lá bị khô và rụng.
- Trên quả: Vỏ quả xuất hiện các vết đốm màu nâu hoặc đen, thường tập trung ở phần đuôi và hai bên quả. Các vết đốm có thể lan rộng và làm cho vỏ quả trở nên kém hấp dẫn và giảm giá trị thương mại.
4. Tác hại của bệnh đốm mắt cua sầu riêng
Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của quả sầu riêng, nhưng có tác hại đến giá trị thương mại là rất lớn. Dưới đây là một số tác hại của bệnh đốm mắt cua gây ra:
4.1 Giảm diện tích lá khoẻ mạnh
Các vết đốm trên lá làm giảm diện tích lá khỏe mạnh, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây. Cây sầu riêng thiếu lá khỏe mạnh sẽ phát triển kém, dẫn đến năng suất và chất lượng quả giảm sút.
4.2 Rụng lá
Khi bị nhiễm bệnh, lá sầu riêng thường bị khô héo và rụng sớm. Tình trạng này không chỉ làm giảm sức khỏe của cây mà còn ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ quả.
4.3 Ảnh hưởng đến quả
Khi quả bị nấm tấn công, có thể xuất hiện các vùng đốm đen, làm quả biến dạng, khô lại, ít nước và dễ rụng. Điều này làm giảm giá trị thương mại của quả sầu riêng. Những quả bị nhiễm bệnh không chỉ xấu về hình thức mà còn dễ bị từ chối khi xuất khẩu, gây thiệt hại kinh tế cho nhà vườn.
Xem thêm: ĐẶC ĐIỂM SÂU ĂN BÔNG SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
4. Biện pháp phòng trừ đốm mắt cua sầu riêng
4.1 Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh đốm mắt cua, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chọn giống sầu riêng có khả năng kháng bệnh đốm mắt cua để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
- Nếu phát hiện cành hoặc lá bị nhiễm bệnh, cần cắt bỏ và tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan.
- Tránh tưới nước quá nhiều vào lá và quả để không tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Sử dụng phân bón cân đối, đúng liều lượng, tăng cường bón phân hữu cơ. Để cải thiện sức đề kháng của cây.
4.2 Biện pháp xử lý
Nếu phát hiện cây sầu riêng đã bị nhiễm bệnh, bà con cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý sau:
- Cắt bỏ những cành bệnh và cải thiện lưu thông không khí quanh cây.
- Tránh tưới nước trực tiếp lên lá, đặc biệt vào buổi tối. Nước nên được tưới vào buổi sáng để lá kịp khô trong ngày.
- Có thể sử dụng thuốc trị bệnh đốm mắt cua sinh học để phun cho cây.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đốm mắt cua sầu riêng là một loại bệnh phổ biến trên cây sầu riêng. Bệnh này có thể gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho nhà vườn. Việc hiểu rõ dấu hiệu và tác hại sẽ giúp nhà vườn có các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Kết hợp giữa phòng ngừa và xử lý kịp thời, cùng với việc chăm sóc cây trồng đúng cách, sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại do bệnh đốm mắt cua gây ra. Từ đó, nâng cao giá trị thương mại và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
DEGO Agrochem hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về đốm mắt cua sầu riêng. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm các kiến thức cây trồng tại Bách khoa nhà nông. Hoặc nếu bà con cần hỗ trợ có thể liên hệ theo thông tin dưới đây của DEGO Agrochem.
——————————————————————————————————————–
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED
- Hotline: 0866.26.06.06 – 0767.79.77.79
- Website: dego-agrochem.com.vn
- Email: agrochem.dego@gmail.com
- Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh