LÝ DO CHÁY LÁ SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

nguyên nhân gây cháy lá sầu riêng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây sầu riêng thường xuyên phải đối mặt với nhiều bệnh hại nguy hiểm. Trong đó, không thể không kể đến hiện tượng cháy lá sầu riêng. Đây là bệnh hại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.

Vậy đâu là lý do gây cháy lá cây sầu riêng? Biện pháp khắc phục tình trạng này là gì? Mời quý nhà vườn cùng DEGO Agrochem tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Biểu hiện của cháy lá sầu riêng là gì?

Lá là bộ phận quan trọng của cây sầu riêng. Lá góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra, lá cây còn có chức năng sản sinh dinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật. Do đó, mọi thành quả từ năng suất, chất lượng vườn sầu riêng đều do bộ lá quyết định.

Bệnh cháy lá ở sầu riêng biểu hiện qua hiện tượng khô phần đuôi lá ở lá già sầu riêng. Vào giai đoạn cây mang trái, lá khô hơn phân nửa lá. Những cây bị nặng có thể bị khô hết lá. Lúc này, lá không còn khả năng quang hợp và sẽ bị rụng. 

Hiện tượng khô lá kéo dài làm cho tình trạng của ngọn bị trơ cành, còi cọc. Các trái non rụng nhiều, kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Hiện tượng cháy lá sầu riêng giai đoạn cháy đuôi lá
Hiện tượng cháy lá sầu riêng giai đoạn cháy đuôi lá

Các nguyên nhân của hiện tượng cháy lá sầu riêng

1. Sầu riêng bị cháy lá do bộ rễ kém phát triển

Hiện tượng cháy lá ở sầu riêng có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra. Đầu tiên, là do bộ rễ sầu riêng kém phát triển, ở những thời điểm nhiệt độ cao. Rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá, làm cho lá bị cháy.

2. Sầu riêng bị cháy lá do đất và phân bón

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến hiện tượng cháy lá đến từ nền đất trồng. Đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém, hoặc do sử dụng phân bón lá hàm lượng đạm cao là các nền đất dễ gây hiện tượng cháy lá sầu riêng. Ngoài ra, bón phân không đúng thời điểm như khi cây đang ra hoa, đậu trái cũng sẽ làm cây bị ngộ độc phân bón dẫn đến cháy lá.

3. Sầu riêng bị cháy lá do điều kiện thời tiết

Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khi nhiệt độ cao và độ ẩm thấp cũng có thể gây ra tình trạng cháy lá ở cây sầu riêng. Thông thường lá sẽ bị cháy ở hướng đông trước. Ngoài ra khi trời nắng nóng nhiệt độ cao khiến rễ sầu riêng kém phát. Khi đó rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá, làm cho lá bị cháy.

4. Sầu riêng bị cháy lá do bệnh nấm

Mưa đầu mùa là thời điểm nấm Rhizoctonia solani xuất hiện và tấn công sầu riêng mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, còn có một tác nhân nấm gây bệnh là Colletotrichum spp. Nấm này có thể gây ra bệnh cháy lá, thán thư trên sầu riêng và các loại cây trồng khác.

5. Giai đoạn làm bông cây bị stress 

Cây bị “stress” trong giai đoạn hãm nước làm bông đối với sầu riêng. Đến khi bông được 30 đến 40 ngày, nhà vườn mới thấy rõ biểu hiện trên lá nhưng thực chất cây đã bị từ giai đoạn mắt cua (thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa ở đoạn mắt cua của cây).

Nhân biết triệu chứng khi cây bị cháy lá sầu riêng

  • Lúc đầu có những đốm nhỏ, sũng nước. Sau đó, chúng kết hợp với nhau tạo thành những mảng bất dạng không đều, nhũn nước hoặc phỏng nước sôi trên lá. Những đốm này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa có những đốm nâu sẫm, khiến cho lá bị biến dạng và quăn lại.
  • Bệnh thường gây hại theo từng cụm trên vườn ươm sau đó lây lan rộng rãi.
  • Lá bị bệnh có thể dính vào nhau do sợi nấm. Đôi khi người ta quan sát thấy hạch nấm nhỏ, tròn hoặc dẹt màu nâu nên khi khô chúng dính vào nhau nhưng không rụng.
  • Bệnh cháy lá trên cây sầu riêng có thể tấn công vào thân non, làm chết phần ngọn phía trên, rồi chuyển sang màu trắng xám.

Các sai lầm khiến bệnh cháy lá sầu riêng không được kiểm soát hoàn toàn

– Không chú ý vai trò của đất (hơn 90% đất canh tác bị nén dẻ, bó chặt khiến rễ kém phát triển. Đất không được bổ sung, phục hồi hệ vi sinh có lợi cho đất).

– Không coi trọng tính kháng thuốc, xử lý quá nhiều lần do không hiệu quả khiến bệnh chồng bệnh.

– Không coi trọng sức khỏe dàn lá – càng sử dụng thuốc nấm lá, càng khô khiến bệnh cháy lá sầu riêng dễ bùng phát lại.

– Xử lý nấm bệnh không kèm theo thuốc khuẩn.

– Không biết cách cải thiện lực cây khi bắt đầu liệu trình trị cháy lá.

– Mong muốn giữ trái nhưng không có phương án xử lý cháy lá dứt điểm. Hiện tượng cháy lá ở cây sầu riêng sẽ tiếp tục bùng phát mạnh hơn khi cây nuôi trái. Khi đó lá rụng hàng loạt sẽ gây rụng trái, các trường hợp nặng, cây sẽ chết.

Khi hiện tượng cháy lá sầu riêng xảy ra khiến lá bị khô phần đuôi lá sau đólan rộng toàn lá
Khi hiện tượng cháy lá sầu riêng xảy ra khiến lá bị khô phần đuôi lá sau đó lan rộng toàn lá

Biện pháp khắc phục phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng

1. Biện pháp canhh tác

  • Lựa chọn những loại đất phù hợp với cây sầu riêng có pH đất thích hợp từ 5.5-6.5, tầng canh tác sâu. Không quá nhiều sét, khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng. Phải đảm bảo nguồn nước đủ tưới cho cây trong mùa nắng.
  • Lựa chọn nơi mua cây giống, cần chọn những cây giống khỏe mạnh. Không nhiễm mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và sử dụng cây giống khỏe, sạch sâu bệnh.
  • Thiết kế ô liếp trồng cây: Đối với vùng đất thấp thì nên đào mương lên liếp để tăng độ dày tầng canh tác. Chứa nước để tưới cây, thoát nước và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết. Còn đối với vùng đất cao thì lên mô thấp, đường kính mô từ 70-80 cm, cao 30-40 cm.
  • Thường xuyênn vệ sinh vườn tượt, dọn sạch tàn dư bệnh hại đem đi tiêu hủy.
  • Cắt tỉa cây thường xuyên nhất là vào mùa mưa, nên cắt tỉa những nhánh cây con nằm gần đất để cây có đủ ánh sáng và thông thoáng để tăng cường sức đề kháng cho cây.

2. Biện pháp sinh học

  • Định kỳ bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại ở trong đất.
  •  Sử dụng phân chuồng, phân xanh đã ủ hoai. Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân và kali, không bón quá nhiều phân đạm.
  • Không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm. Vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân.
  • Kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai với nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây sầu riêng.
  • Theo dõi vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn mùa mưa thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh phát triển. Bà con nên chủ động phòng ngừa trước bằng cách hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên vườn thì ngừng sử dụng phân đạm.

Biện pháp hóa học

  •  Phun thuốc ngừa nấm gây cháy lá, chết ngọn bằng một trong các loại thuốc gốc đồng.
  •  Khi vườn đã có triệu chứng cháy lá cần phun thuốc đặc trị dạng thấm sâu.
  •  Ngoài ra, cần phun một trong các loại thuốc phòng trừ côn trùng chích hút như rầy xanh, rầy phấn, bọ trĩ mỗi khi cây ra đọt non.

LIÊN HỆ ĐỂ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên có thể giải đáp được những thắc mắc của bà con về bệnh cháy lá sầu riêng. Qua đó giúp bà con có thể khắc phục được tình trạng bệnh của cây sầu riêng và đảm bảo năng suất, chất lượng trái. DEGO Agrochem mong rằng sẽ mang lại được các kiến thức nhà nông hữu ích, phục vụ cho bà con trong suốt giai đoạn làm vườn. 

Mời bà con cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhiều thông tin kiến thức về thực vật và các bệnh lý thường gặp của cây trồng thông bách khoa nhà nông. Nếu bà con có thắc mắc hoặc cần tư vấn có thể liên với DEGO Agrochem theo thông tin bên dưới.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED

  • Hotline: 0866.26.06.06 – 0767.79.77.79
  • Website: dego-agrochem.com.vn
  • Email: agrochem.dego@gmail.com
  • Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *