Rệp sáp là côn trùng nguy hiểm và gây tổn hại nghiêm trọng cho cây sầu riêng. Cụ thể, rầy gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng trái và sức khỏe của cây. Do đó, đòi hỏi bà con cần có sự can thiệp kịp thời và phương pháp kiểm soát hiệu quả để bảo vệ sự phát triển của sầu riêng khỏi sự tàn phá của loài côn trùng này.
DEGO AGROCHEM mời bà con cùng tham khảo các thông tin về rệp sáp trong bài viết dưới đây!
THÔNG TIN VỀ RỆP SÁP
– Tên khoa học: Planococcus citri
– Bộ: Hemiptera
– Họ: Pseudococcidae
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Hình thái
- Rệp sáp có dáng hình dài khoảng 3mm, màu hồng hoặc vàng, được bao phủ bởi một lớp phấn bột trắng.
- Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, trải qua 4 lần lột xác và có cánh.
- Rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và qua đời, cánh không phát triển.
- Rệp sáp con thường có màu nhạt hơn. Khác biệt với rệp trưởng thành, chúng có bề mặt trơn và chưa được phủ bởi lớp bột trắng.
Tập tính
- Rệp sáp tăng số lượng rất nhanh. Khả năng sinh sản từ 2 đến 3 lần mỗi năm.
- Rệp sáp thường đẻ trứng theo từng chùm, mỗi chùm chứa khoảng 200-250 trứng. Một con rệp cái có thể đẻ từ 600 đến 800 trứng.
- Rệp sáp gây hại cho cây sầu riêng thường sống theo đàn và thường tụ tập lại gần nhau.
- Thời gian vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, dao động trong khoảng từ 45 đến 60 ngày.
TÁC HẠI CỦA RỆP SÁP
Rệp sáp có khả năng gây ra tổn thương đáng kể cho cây sầu riêng. Dưới đây là một số tác hại của rệp sáp hại sầu riêng:
- Rệp sáp tấn công đa dạng các phần của cây như rễ, lá, cành, bông, và trái. Gây hại nặng nhất khi cây đang ra hoa và có trái non.
- Trên hoa, rệp tấn công cuống làm nhăn cuống hoa, làm hỏng phấn hoa, gây ra việc hoa héo và rụng sớm.
- Trên trái, rệp làm nhăn cuống, gây méo mó, hỏng gai và làm chậm quá trình phát triển của trái.
- Khi trái đã lớn, sự xâm hại của rệp sáp và nấm bồ hóng dày đặc trên bề mặt trái làm cho trái trở nên đen, có đốm, mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
- Rệp sáp cũng gây hại dưới lòng đất bằng cách chích hút, làm cho rễ phù phì, đứt mạch dẫn nước và dễ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, gây ra tình trạng thối rễ và xì mủ.
- Gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái. Số lượng lớn rệp sáp sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài côn trùng có ích khác.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Biện pháp phòng ngừa
- Trước và sau khi trồng, hãy vệ sinh vườn để đảm bảo thông thoáng.
- Tránh phun thuốc trừ sâu quá sớm và không nên phun quá nhiều lần để bảo vệ thiên địch tự nhiên trong hệ sinh thái vườn.
- Loại bỏ những phần cây bị tổn thương nặng và tiêu huỷ đúng cách.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời cây bị bệnh. Cắt tỉa những cành lá yếu, thiếu sức sống, nhằm ngăn chặn việc phân chia nguồn dinh dưỡng không cần thiết.
Biện pháp phòng trừ
- Áp dụng các biện pháp sử dụng vật nuôi để kiểm soát rệp sáp. Tương tự như các loài côn trùng khác, rệp sáp cũng là một nguồn dinh dưỡng cho một số loài vật nuôi.
- Áp dụng phương pháp kiểm soát sinh học. Sử dụng phương pháp sinh học là một biện pháp hữu ích trong việc kiểm soát rệp sáp, giúp bảo vệ sầu riêng hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất như Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin, Buprofezin, Fenobucarb,… khi mật số rầy cao, khó kiểm soát.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Rệp sáp là mối đe dọa đối với các loại cây trồng ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Việc áp dụng các biện pháp phòng tránh và xử lý rệp sáp đúng cách và hợp lý có thể giúp giảm thiểu tổn thất và bảo vệ cây sầu riêng một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên bà con có thể kiểm soát được rệp sáp hại sầu riêng. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng các vụ trồng sầu riêng, mang lại mùa vụ với năng suất cao hơn.
DEGO – AGROCHEM kính chúc bà con có được một mùa vụ bội thu!
——————————————————————————————————————–
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED
- Hotline: 0866.26.06.06 – 0767.79.77.79
- Website: dego-agrochem.com.vn
- Email: agrochem.dego@gmail.com
- Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh