PHÂN LÂN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA PHÂN LÂN

BÓN ĐẠM CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG?

Phân lân là gì? Phân lân là một loại phân bón vô cơ được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Phân lân có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp tăng cường sức chống chịu và năng suất của cây. 

Trong bài viết này, bà con hãy cùng DEGO AGROCHEM tìm hiểu sâu hơn về loại phân lân là gì và vai trò của phân lân đối với cây trồng. Mời bà con cùng DEGO AGROCHEM tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Phân lân là gì? 

Phân lân là một loại phân bón vô cơ dùng để bón cho cây trồng. Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho dưới dạng các ion phốt phát (PO4)3-. Giá trị dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm trọng lượng của P2O5, tùy thuộc vào lượng phốt pho trong thành phần của nó. Phân lân có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp tăng cường sức chống chịu và năng suất của cây.

Phân lân là một loại phân bón vô cơ dùng để bón cho cây trồng
Phân lân là một loại phân bón vô cơ dùng để bón cho cây trồng

2. Các loại phân lân phổ biến 

Phân lân được phân thành 3 loại phổ biến: phân loại theo khả năng hòa tan, nguồn gốc và phân lân công nghệ cao – Polyphotphat. Dưới đây là đặc điểm của các loại phân đó:

2.1 Phân loại theo khả năng hòa tan 

Cây trồng hấp thu lân chủ yếu ở hai dạng ion: H2​PO4−​ và HPO42−​.

  • Phân lân dễ tiêu: Phân lân dễ tiêu chứa lân ở dạng ion H2​PO4−​ tan nhiều trong nước, được cây trồng hấp thu nhanh chóng. Ví dụ: phân Supe lân, MAP,…
  • Phân lân khó tiêu: Phân lân khó tiêu là lân ở dạng PO43−​ không tan trong nước và axit yếu nên cây trồng khó sử dụng được ngay. Ví dụ: phân apatit, photphorit,…

2.2 Phân loại theo nguồn gốc

Phân lân tự nhiên: Đây là loại phân được khai thác từ khoáng sản thiên nhiên có chứa lân. Loại phân này thường được sử dụng để bón lót trước khi trồng trọt vì cần nhiều thời gian để phân giải thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng. 

Ví dụ:

  • Apatit: chứa 30-32% P2O5, canxi và những loại khoáng chất khác.
  • Photphorit: chứa 8-12% P2O5.

Phân lân tổng hợp: Phân lân từ các nguồn khoáng sản trong tự nhiên có giới hạn, sẽ bị cạn kiệt trong tương lai. Cùng với đặc tính khó tiêu, cây không sử dụng được ngay thì phân lân sản xuất theo quy trình công nghiệp có nhiều lợi thế. Loại phân này thường có hàm lượng lân cao hơn và cây dễ hấp thu hơn.
Ví dụ:

  • Supe lân hay còn gọi là Supephotphat.
  • Lân nung chảy.

2.3 Phân lân công nghệ cao – Polyphotphat

Phân lân công nghệ cao – Polyphotphat là một loại phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở các nền nông nghiệp tiên tiến. Các loại phân polyphotphat phổ biến nhất có thành phần (10% đạm; 34%) lân hoặc (11% đạm; 37% lân).

Polyphotphat không kết tủa ở pH cao, cả trong hệ thống nhỏ giọt và trong môi trường rễ, do đó dễ hấp thụ. Nó hòa tan và giữ cho các nguyên tố dinh dưỡng như canxi, magie, vi lượng trong dung dịch phân không bị kết tủa. Nhờ đó, cây trồng hấp thu các dinh dưỡng này tốt hơn.

So với phân MAP, tính di động của lân trong đất đã tăng lên đáng kể khi bón polyphotphat. Khoảng cách của lân di chuyển xuống (81,5 mm) trong đất khi sử dụng polyphotphat. Ngược lại, tăng 33,6% so với khi sử dụng phân MAP. Vì phân lân dạng lỏng có khả năng di chuyển trong đất tốt hơn so với phân lân dạng hạt.

Việc cung cấp đủ Photpho cho cây đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. 
Việc cung cấp đủ Photpho cho cây đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

3. Vai trò của phân lân đối với cây trồng 

Như vậy, DEGO AGROCHEM vừa giúp bà con tìm hiểu khái niệm phân lân là gì. Vậy phân lân có vai trò như thế nào đối với cây trồng? Dưới đây là một số vai trò nổi bật của phân lân: 

  • Phát triển gốc và hệ thống rễ: Phân lân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng của hệ thống gốc và rễ của cây trồng. Điều này giúp cây trồng hấp thụ nước và dinh dưỡng từ đất một cách hiệu quả hơn.
  • Thúc đẩy sự nảy mầm và phát triển ban đầu: Lân giúp kích thích quá trình nảy mầm của hạt và tăng cường phát triển ban đầu của cây trồng. Điều này đảm bảo rằng cây có khả năng bắt đầu giai đoạn mạnh mẽ và kháng bệnh tốt hơn.
  • Phát triển hoa và quả: Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hoa và quả của cây. Điều này giúp hoa đẹp, quả to và hạt chắc hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng: Phân lân giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, chống chịu được các điều kiện bất lợi như hạn hán, ngập úng, sâu bệnh.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

Như vậy, qua bài viết trên DEGO AGROCHEM cũng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về “Phân lân là gì” và “Vai trò của phân lân đối với cây trồng”. Có thể thấy, phân lân là loại phân bón cung cấp nguyên tố dinh dưỡng Photpho cho cây trồng. Việc cung cấp đủ Photpho cho cây đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. 

Bà con cần tư vấn hoặc hỗ trợ có thể liên hệ theo thông tin dưới đây của DEGO AGROCHEM. 

——————————————————————————————————————–

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *