HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 1 NĂM TUỔI

Hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi

Chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Giai đoạn là tiền đề, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trong những năm sau này. Trong giai đoạn này, sầu riêng phát triển mạnh mẽ về thân, cành lá, và tạo nên bộ khung cơ bản cho cây. Việc chăm sóc tốt trong thời kỳ này sẽ tạo điều kiện tốt cho cây ra hoa, đậu trái và đem lại năng suất cao trong tương lai.

Vậy cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi như thế nào để cây được khỏe mạnh? Hãy cùng Dego Agrochem tìm hiểu các bước qua bài viết sau đây.

Những sai lầm mà bà con mắc phải khi chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi:

Không bảo vệ cơi đọt của cây sầu riêng:

Rất nhiều nhà vườn hiện vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc bảo vệ cơi đọt trong giai đoạn 1 – 3 năm đầu của sầu riêng. Sự thiếu sót này làm cho cơi đọt dễ bị tấn công bởi côn trùng và nấm bệnh. Từ đó gây ra tình trạng lá sầu riêng bị xoăn, đốm vàng, thậm chí rụng lá nhiều. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây.

Mất cơi đọt làm chậm quá trình phân nhánh của cây sầu riêng. Từ đó, làm giảm sự phát triển của các cành mang trái. Điều này gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sầu riêng trong tương lai. Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và sản xuất hiệu quả của cây sầu riêng, cần bảo vệ cơi đọt trong giai đoạn đầu.

Không quan tâm và chăm sóc đất trồng sầu riêng:

Nhiều vườn trồng sầu riêng thường không đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc đất trồng. Đặc biệt là việc cải tạo đất trước khi thực hiện việc xuống giống. Đa số đất được sử dụng cho việc trồng sầu riêng thường là đất đã được sử dụng trong các vườn trồng cây ăn trái hoặc cây công nghiệp trong một thời gian dài. Vì lý do đó, đất dễ bạc màu, thoái hóa, và nghèo dinh dưỡng. Tình trạng này làm cho cây sầu riêng dễ bị thối rễ, nghẹt rễ, lá cây mất màu, kém phát triển, và dễ bị tấn công bởi sâu bệnh.

Sầu riêng thích hợp với đất tơi xốp. Đất có khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Do đó, việc cải tạo đất trước khi trồng là điều không thể bỏ qua. Bao gồm bổ sung phân bón hữu cơ, chất bổ sung dinh dưỡng. Cùng với đó, cần áp dụng cùng lúc các biện pháp nhằm cải thiện cấu trúc và chất lượng của đất trồng.

Lượng phân bón chưa phù hợp:

Việc bón phân cho cây sầu riêng 1 năm tuổi cần được thực hiện một cách cân đối. Bà con tránh bón quá nhiều hoặc quá ít. Bón phân NPK để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng nhưng không gây ra tình trạng cháy rễ tơ hoặc ngộ độc. Một phần do lượng dinh dưỡng quá cao, gây ra tác động tiêu cực đến sức kháng của cây. Ngược lại, việc bón phân quá ít sẽ làm cho cây thiếu hụt dinh dưỡng và phát triển chậm.

Việc bón phân cho cây sầu riêng 1 năm tuổi cần được thực hiện một cách cân đối.
Việc bón phân cho cây sầu riêng 1 năm tuổi cần được thực hiện một cách cân đối.

Không cắt cành, tỉa tán cho cây sầu riêng:

Thực tế chứng minh rằng việc cắt tỉa cành có thể giúp cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ và có bộ khung cơ bản đẹp đều. Việc cắt tỉa cành giúp cây sầu riêng phát triển một cách cân đối hơn. Cây có thể tạo ra thân cành mập mạp. Điều này giúp tăng khả năng hấp thụ ánh sáng và phân bố dinh dưỡng trong cây một cách hiệu quả hơn. Nếu không thực hiện cắt tỉa cành, cây sẽ phát triển không đều, dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời cây có thể không định hình được bộ khung cơ bản cho cây sầu riêng.

Lượng nước tưới không phù hợp và chưa đúng cách:

Tưới nước quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng úng rễ. Dễ khiến đất trở nên bão hòa nước và không còn khả năng thoát nước. Từ đó có thể làm giảm sự hấp thụ của cây và gây ra các vấn đề về sự phát triển. 

Ngược lại, tưới nước quá ít sẽ khiến cây thiếu nước. Từ đó, cây dễ cằn cỗi và có thể gây ra tình trạng chết đứng của các phần cây. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho cây sầu riêng, bà con cần tưới nước một cách cân nhắc và đều đặn. Tốt nhất, bà con nên tuân thủ theo nhu cầu nước của cây và điều kiện thời tiết. Đồng thời, cần quan sát cây để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với tình trạng của cây và môi trường trồng.

Xem thêm: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG MÀ BÀ CON CẦN NẮM RÕ

Cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi giúp cây khỏe mạnh và ít bệnh hại tấn công:

Chăm sóc đất trồng sầu riêng:

Chăm sóc đất trồng sầu riêng là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng cây.

  • Duy trì cỏ trong vườn: Giữ cỏ trong vườn giúp cải tạo đất. Đồng thời, cỏ cũng làm cho đất trở nên thông thoáng và thoát nước tốt hơn. Điều này giúp hạn chế tình trạng cây bị úng rễ và nghẹt rễ. Chỉ cần làm cỏ trong khu vực gốc cây khi cây còn nhỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc hóa học: Nên tập trung vào việc sử dụng phân bón hữu cơ để nuôi dưỡng cây và để bảo vệ hệ sinh vật đất. Các sinh vật này giúp phân hủy chất hữu cơ thành dinh dưỡng cho cây. Đồng thời bảo vệ rễ cây khỏi các loại nấm hại, cải thiện cấu trúc đất.
  • Bổ sung hữu cơ: Các loại hữu cơ như rơm rạ, thân ngô, thân chuối, hoặc xác cỏ cắt trong vườn giúp tăng độ tơi xốp và duy trì độ ẩm cho đất. Đồng thời, bổ sung hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và tạo điều kiện tốt cho hệ rễ phát triển khỏe mạnh.
Cần biết cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi giúp cây khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Cần biết cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi giúp cây khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

Tưới nước đầy đủ cho cây sầu riêng 1 năm tuổi:

  • Tưới nước đều đặn: Cây sầu riêng 1 năm tuổi cần được tưới nước đều đặn. Nên tưới 1 ngày/lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, đảm bảo rằng cây nhận đủ nước để phát triển mà không bị thiếu hụt.
  • Duy trì độ ẩm đất: Độ ẩm của đất nên được duy trì ở mức 60 – 80%. Việc này có thể đảm bảo rằng cây sẽ không gặp phải tình trạng thiếu nước hoặc quá nhiều nước, giúp cây phát triển khỏe mạnh.
  • Tưới nước khi có cỏ hoặc hữu cơ che phủ: Nếu vườn trồng có cỏ hoặc lớp hữu cơ che phủ, nước sẽ bị giữ lại lâu hơn trên mặt đất. Bà con có thể giảm tần suất tưới nước xuống 2 – 3 ngày/lần để tránh đất trở nên quá ẩm.

Tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng 1 năm tuổi:

  • Tạo độ thông thoáng cho cây: Cắt tỉa cành giúp tạo ra không gian thông thoáng cho cây. Đồng thời cải thiện lưu thông không khí và ánh sáng trong tán lá.
  • Loại bỏ cành sâu bệnh và cành phá tán: Cắt tỉa các cành bị nhiễm bệnh và cành phá tán trong thân cây để ngăn chặn sự lây lan của các loại nấm bệnh và cải thiện sự khỏe mạnh của cây.
  • Tập trung dinh dưỡng: Tỉa cành để tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi dưỡng thân cây và các cành chính khỏe mạnh, mập mạp.
  • Tạo hình bộ khung cơ bản: Tỉa cành sao cho chỉ còn lại một thân mọc thẳng đứng. Còn đối với các cành mọc ngang (với góc khoảng 70-90 độ) đều về các hướng. Khi cây còn nhỏ, khoảng cách giữa các cành cấp 1 nên từ 8 – 10cm. Còn khi cây lớn nên để >30cm. Cành đầu tiên kể từ mặt đất phải từ 70cm trở lên.

Phòng trừ côn trùng gây hại và nấm bệnh:

  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra cây để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của côn trùng hoặc nấm bệnh.
  • Phun phòng trừ côn trùng chích hút: Khi cây đang trong quá trình đi đọt, khi thấy xuất hiện mũi giáo. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học hoặc thuốc BVTV để ngăn chặn sự phát triển của các loại côn trùng chích hút như rầy xanh và nhện đỏ. 
  • Phun phòng trừ nấm bệnh: Khi cây bắt đầu ra lá lụa, tiến hành phun phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh trên lá như đốm mắt cua, thán thư và cháy lá chết ngọn. 
  • Lịch phun phòng: Đối với cây sầu riêng tơ, cứ 45 ngày ra một cơi đọt, bà con nên phun phòng trừ côn trùng và nấm bệnh 2 – 3 lần. Lưu ý mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.

Trồng cây xen canh cho vườn sầu riêng 1 năm tuổi:

Trồng cây xen canh là một phương pháp hiệu quả để tận dụng tối đa diện tích vườn. Đồng thời cải thiện môi trường cho cây sầu riêng trong giai đoạn đầu. 

  • Che nắng và chắn gió: Trồng cây xen canh giúp giảm lượng ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây sầu riêng nhỏ. Qua đó giúp bảo vệ cây tránh khỏi những tác động gắt gao của ánh nắng mạnh và gió lớn.
  • Cải tạo đất: Cây xen canh có thể giúp cải tạo đất bằng cách cung cấp chất hữu cơ và cải thiện cấu trúc đất.
  • Tăng thêm nguồn thu: Các loại cây xen canh còn có thể mang lại thu nhập bổ sung cho người trồng nhờ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của chúng.

Bón phân cho vườn sầu riêng giai đoạn 1 năm tuổi:

  • Phân chuồng: Sử dụng khoảng 20 – 30kg/gốc phân chuồng. Bà con nên chia phân chuồng làm 2 lần trước và sau mùa mưa. Bà con có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoặc tưới nếu sử dụng phân tươi để tiêu diệt nấm và loại bỏ ngộ độc hữu cơ.
  • Phân hữu cơ NPK: Sử dụng phân hữu cơ NPK nếu không có phân chuồng. Liều lượng dao động từ 1 – 2kg/gốc, chia làm 2 – 3 lần bón.
  • Phân bón lá: Bổ sung phân lá chứa Amino axit và dinh dưỡng vi lượng thiết yếu để đảm bảo lá xanh, dày. Liều lượng thường là 1 – 2 lít/cây. Tưới thường xuyên mỗi 3 tháng một lần để sầu riêng tốt lá, xanh cây.
  • Phân Kali hữu cơ + Humic: Sử dụng Humic kích thích phát triển bộ rễ kết hợp với Kali hữu cơ để tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng. Liều lượng thường là 1 – 2 lít/gốc mỗi 3 tháng 1 lần. Có thể kết hợp tưới cùng lúc với việc bón phân để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Xem thêm: QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Trong cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi, từ việc chăm sóc đất, tưới nước, bón phân đến cắt tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh. Mời bà con tham khảo thêm các kiến thức về cây trồng trong Bách khoa nhà nông của Dego Agrochem. Bà con có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ Hotline để được giải đáp. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu và năng suất cao!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *