Vấn đề xử lý ra hoa sầu riêng đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bà con. Làm thế nào để một khu vườn sầu riêng có thể đồng loạt bung mầm, nở hoa, và thu hoạch? Đó là câu hỏi mà được rất nhiều người trồng trọt thường thắc mắc.
Trong bài viết này, Dego Agrochem sẽ cùng bà con khám phá chi tiết cách tạo mầm hoa sầu riêng. Đồng thời, cung cấp đến bà con kỹ thuật giúp mầm ra hoa đồng loạt, giúp bà con tạo mầm hoa sầu riêng như ý và thuận lợi hơn trong việc chăm sóc.
Xem thêm: QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON ĐẠT NĂNG SUẤT
Nguyên tắc xử lý ra hoa sầu riêng
Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, việc kích thích ra hoa không phải lúc nào cũng có lợi. Đặc biệt, những cây sầu riêng còn non trẻ, chưa đạt độ tuổi trưởng thành từ 1 – 3 năm. Đồng thời, những cây đang trong tình trạng sinh trưởng kém, thể hiện qua việc lá thưa, bệnh tật hoặc hiện tượng rụng lá không nên được kích thích ra hoa. Điều này giúp đảm bảo rằng cây có đủ năng lượng và sức khỏe để nuôi trái một cách tốt nhất.
Một yếu tố khác quan trọng để cây sầu riêng có khả năng nuôi trái tốt là bộ lá phải đủ mạnh mẽ và già hoàn chỉnh, với ít nhất 2 cơi đọt. Điều này đảm bảo rằng cây đã có đủ năng lượng và tài nguyên để chăm sóc trái.
Quy trình điều khiển cây sầu riêng ra hoa thường bắt đầu sau khi thu hoạch. Kích thích cho cây ra đọt mới giúp cây phục hồi sinh trưởng, tạo ra mầm mới cho một mùa vụ tiếp theo và kích thích ra hoa.
Ngoài các kỹ thuật trực tiếp như tạo khô hạn và phun chất ức chế sinh trưởng, việc áp dụng tổng hợp các kỹ thuật khác như tỉa cành, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại và cỏ dại cũng rất quan trọng. Chỉ khi kết hợp tất cả các phương pháp này, nhà vườn mới có thể đạt được năng suất cao và tránh được tình trạng cơm trái bị sượng.
Trước khi tạo mầm hoa cho sầu riêng, bà con cần:
Trước khi bắt đầu quá trình tạo mầm hoa sầu riêng, điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng cây đang trong tình trạng khỏe mạnh. Cây không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bệnh tật nào như nức thân, xì mủ, thán thư, vàng lá. Đồng thời, cây cần có đủ lá (tối thiểu từ 2 – 3 cơi lá trở lên).
Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cây trước khi tạo mầm hoa là việc bón lân gốc. Thời điểm thích hợp để bón lân gốc là khi lá lụa đạt đến lá bánh tẻ của cơt đọt trước. Nếu bạn quyết định làm 2 cơi lá, hãy bón một lượng phân vừa đủ cho cơi lá mới được lụa. Nếu cây có 3 cơi lá, bạn nên bón phân sau khi cơi lá thứ hai được lụa. Bằng cách này, bạn sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cây sầu riêng trong quá trình phát triển mầm hoa. Giúp sầu riêng phát triển mạnh mẽ và đạt được hiệu suất tốt nhất.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 1 NĂM TUỔI
Cách tạo mầm hoa sầu riêng – Tạo khô hạn (xiết nước)
Trước khi tạo mầm hoa sầu riêng bằng phương pháp xiết nước. Bà con cần bảo đảm rằng cây đã được bón lân và có đủ lá già. Khoảng 20 ngày sau khi bón lân và khi lá đã già. Bà con tiến hành phun chất tạo mầm và bắt đầu quá trình xiết nước. Một mẹo nhỏ để xác định thời điểm phù hợp để bắt đầu xiết nước là khi lá cuối cùng trên cơi đọt bắt đầu phát ra tiếng “tách”.
Xem thêm: THUỐC KÍCH RỄ SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG & NHỮNG LỢI ÍCH TO LỚN
Cách tạo mầm hoa sầu riêng – Phun chất tạo mầm hoa
- Phun chất tạo mầm: Sử dụng sản phẩm như NPK 10-60-10 với liều lượng 1kg/200l nước. Và phun kỹ lượng dưới lá, dạ cành và các vị trí tiềm năng ra mắt cua. Không phun lại những vị trí đã được phun trước đó.
- Phun lần 2 (7 ngày sau): Tiếp tục phun NPK 10-60-10 và có thể kết hợp với MKP liều lượng 1kg/200l nếu thấy cây có dấu hiệu sẽ bung đọt sớm. Phun để làm già lá đều và tập trung cho quá trình phân hóa mầm hoa.
Tiếp tục quá trình phun tạo mầm cho cây nhưng cách nhau từ 7 – 10 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng lân cao để phun vào dạ cành và sử dụng phun phủ đầu cành để làm già lá và chặn đọt.
Nuôi dưỡng bông sầu riêng
Trong giai đoạn nuôi dưỡng bông của cây sầu riêng, việc cung cấp đủ dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng. Để hình thành và phát triển hạt phấn, nâng cao sức sống của sầu riêng. Đồng thời tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Để đạt được điều này, việc sử dụng phân bón là không thể thiếu.
Phân bón lá: Giai đoạn này, bà con nên ưu tiên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tránh sử dụng phân bón gốc vì có thể làm cây ra lá non ở các chùm bông. Đồng thời, phân bón gốc có thể anh hưởng đến quá trình hình thành hoa và trái.
Thời điểm phun: Bà con bắt đầu phun khi nụ hoa đã hình thành rõ nét, cũng như tiến hành bón phân cho cây. Loại phân cần sử dụng bao gồm:
- Phân thúc hoa và đọt phát triển: Phân với tỷ lệ N:P2O5:K2O 1:1:1. Bà con nên bổ sung Urê theo tỷ lệ 3:1 với liều lượng khoảng 0,5 – 0,7kg/cây.
- Phân hữu cơ: Bà con nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ trước. Sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số (15-15-15, 16-16-16, 17-17-17…) + phân vi lượng và Canxi Bor. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và phát triển mạnh mẽ cho hoa và trái của cây sầu riêng.
Tỉa hoa sầu riêng nhằm tăng chất lượng & sản lượng
Trong quá trình phát triển, sầu riêng thường ra hoa một cách dồn dập, với số lượng hoa nhiều hơn nhiều so với số lượng trái. Tuy nhiên, cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi hết số lượng hoa này. Đồng thời dẫn đến hoa phát triển không đồng đều do tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng. Để giải quyết vấn đề này, việc tỉa bớt hoa sầu riêng là rất cần thiết.
- Chọn lựa khóm hoa: Trước khi xổ nhụy, cần chọn những khóm hoa ở vị trí xa nhau để nuôi. Tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cùng một chùm quả. Điều đó giúp trái phát triển đồng đều và đạt được kích thước tối ưu.
- Tỉa bớt chùm hoa quá nhiều: Một chùm hoa sầu riêng có khả năng đậu quả nhiều. Tuy nhiên, quá nhiều quả trên một chùm sẽ gây ra các vấn đề như quả bị méo mó. Và quả sẽ không đạt kích thước tối đa, cũng như dễ bị lây nhiễm bệnh. Do đó, bà con cần chủ động tỉa bớt những chùm hoa có quả mọc quá nhiều. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất cho quả phát triển.
Phun thuốc trừ sâu hại, bệnh hại trên sầu riêng
Việc phun thuốc trừ sâu hại và ngừa bệnh trên cây sầu riêng là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho cây và môi trường. Bà con cần tuân thủ đúng phương pháp và thời điểm phun thuốc.
- Trước khi làm bông: Phun thuốc ngừa bệnh trước khi tiến hành làm bông. Các loại thuốc có thể phun như thuốc đặc trị nấm thán thư toàn cây (lá, thân, cành, gốc). Việc phun thuốc cần thực hiện kỹ lưỡng và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân. Vì đây là những nơi lưu trú ẩn chứa mầm bệnh có thể phát triển và gây hại khi điều kiện thuận lợi.
- Sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn: Thời kỳ sau khi cây nhú mắt cua, cây sẽ rất suy và dễ bị nấm bệnh tấn công. Do sầu riêng cần sử dụng nhiều chất dinh dưỡng để ra hoa, đậu quả. Do đó, bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu của sự tấn công bệnh. Qua đó, bà con có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp vào từng giai đoạn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Qua bài viết “Chi tiết cách tạo mầm hoa sầu riêng đồng loạt”, bà con chắc cũng đã rõ hơn về quy trình tạo mầm hoa sầu riêng. Từ việc chuẩn bị cây đến các phương pháp sinh trưởng và phòng trừ sâu bệnh. Việc chọn lựa cây, thời điểm phù hợp để bón phân và kích thích ra hoa, cũng như quy trình tạo mầm hoa thông qua việc tạo khô hạn và phun chất tạo mầm hoa, nuôi dưỡng bông và bảo vệ cây trước sâu bệnh hại. Với kiến thức và kỹ thuật trên đây, chúng tôi hy vọng bà con đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết về cách tạo mầm hoa sầu riêng đồng loạt một cách hiệu quả và bền vững.
Mời bà con tham khảo thêm các kiến thức về cây trồng trong Bách khoa nhà nông của Dego Agrochem. Nếu có thắc mắc, bà con có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ Hotline để được giải đáp. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu và năng suất cao!
——————————————————————————————————————–
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED
- Hotline: 0866.26.06.06 – 0767.79.77.79
- Website: dego-agrochem.com.vn
- Email: agrochem.dego@gmail.com
- Trụ sở chính: Tầng 9, tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh