BÓN PHÂN KALI CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG?

Bón phân Kali có tác dụng gì đối với cây trồng?

Phân bón Kali là loại phân bón thường được các nhà vườn sử dụng trong canh tác nông nghiệp. Kali là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho sự phát triển cây trồng. Vậy bón phân Kali có tác dụng gì? Bà con hãy cùng DEGO AGROCHEM tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Phân Kali là gì?

Phân Kali là một loại phân bón chứa hàm lượng Kali (K) cao. Đây là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng, bên cạnh Nitơ (N) và Photpho (P). Phân Kali cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng dưới dạng ion K+. Nhóm phân này đều là phân chua sinh lý, dễ hoà tan với nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60 – 70%).

Các loại phân Kali phổ biến bao gồm:

  • Kali Clorua (KCl) hay phân MOP.
  • Kali Sunfat (K2SO4) hay phân SOP.
  • Phân Kali – magie – sunfat.
  • Kali Nitrat hay NOP.
Phân Kali là một loại phân bón chứa hàm lượng Kali (K) cao
Phân Kali là một loại phân bón chứa hàm lượng Kali (K) cao

2. Bón phân Kali có tác dụng gì? 

Phân Kali là một loại phân bón rất cần thiết cho cây trồng. Dưới đây là một số tác dụng chính khi bón phân Kali: 

2.1 Điều chỉnh hoạt động Enzym: 

Kali giúp kích hoạt hơn 60 loại Enzym khác nhau, đóng vai trò thiết trong quá chuyển hoá năng lượng và tổng hợp các chất dinh dưỡng như đường, tinh bột và protein. Điều này giúp cải thiện năng suất và chất lượng nông sản.

2.2 Cân bằng nước trong tế bào: 

Kali giúp tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, làm tăng khả năng hấp thụ nước của bộ rễ. Điều này giúp cây không bị mất quá nhiều nước trong điều kiện khô hạn, đồng thời điều khiển hoạt động của khí khổng, giúp cây duy trì độ ẩm cần thiết.

2.3 Củng cố cấu trúc cây: 

Kali tham gia vào việc xây dựng cellulose, làm tăng độ cứng cáp cho cấu trúc tế bào và thân cây, giúp cây chịu đựng tốt hơn trước các điều kiện thời tiết bất lợi như gió mạnh hay mưa to.

2.4 Tăng cường quang hợp: 

Kali cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng, thúc đẩy quá trình quang hợp. Từ đó, giúp cây tăng cường tổng hợp đường, tinh bột và protein, làm năng suất cây cao hơn.

2.5 Chuyển vị đường và tinh bột:

Kali giúp chuyển vị đường và tinh bột từ lá đến các bộ phận khác của cây, đảm bảo sự phân phối đều các chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển toàn diện.

2.6 Tăng khả năng chống chịu bệnh tật: 

Kali tăng cường sức đề kháng của cây, giúp cây chống lại sâu bệnh và các loại nấm gây hại. Từ đó, giúp cây trồng giảm thiểu tổn thất do bệnh tật, sâu hại.

Ngoài ra, Kali còn giúp tăng cường sức chịu rét cho cây, giúp cây vượt qua mùa đông khắc nghiệt. Cây trồng nhận đủ lượng Kali cũng có khả năng chịu đạm cao, các mô chống đỡ phát triển mạnh, giúp cây vững chắc hơn.

Bón phân Kali có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng
Bón phân Kali có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng

3. Cách sử dụng phân bón Kali hiệu quả 

Như vậy, DEGO AGROCHEM vừa giúp bà con tìm đáp án cho câu hỏi “Bón phân Kali có tác dụng gì”. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón Kali hiệu quả? Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng phân bón Kali 

  • Trước khi trồng cây: Trộn phân bón kali vào đất để cung cấp kali cho hệ thống rễ cây trong quá trình phát triển ban đầu.
  • Phun phân bón kali trên mặt đất: Khi cây đã phát triển, phun phân bón kali lên mặt đất xung quanh cây để cung cấp kali cho cơ thể cây qua các cành và lá.
  • Sử dụng phân bón kali trong việc tưới cây: Hòa phân bón kali vào nước tưới và đảm bảo cung cấp đủ kali cho cây trồng.
  • Kết hợp phân bón kali với phân bón khác: Phân bón kali thường được kết hợp với các loại phân bón khác như phân bón đạm và phân bón phốt pho để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

Lưu ý rằng: Liều lượng và thời điểm sử dụng phân bón kali phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại cây trồng và điều kiện địa phương. Bà con nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tư vấn từ các chuyên gia nông nghiệp để đảm bảo sử dụng phân bón kali một cách hiệu quả và an toàn.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 

Bón phân Kali đóng vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Để sử dụng phân Kali hiệu quả, bà con cần tùy chỉnh liều lượng và thời điểm bón phân dựa trên loại cây trồng, đặc điểm đất và yếu tố môi trường.

Bài viết trên, vừa giúp con tìm hiểu “Bón phân Kali có tác dụng gì” và “Cách sử dụng phân bón Kali”. DEGO AGROCHEM hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bà con. Nếu bà con cần tư vấn hoặc hỗ trợ có thể liên hệ thông tin dưới đây của DEGO AGROCHEM.

——————————————————————————————————————–

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP DEGO
DEGO AGROCHEMICAL IMPORT-EXPORT AND MANUFACTURING COMPANY LIMITED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *